Bạn đọc Hoàng Thuỷ Tiên, đại diện cho nhóm bà trẻ đang sinh hoạt trong hội quán Các bà TP.HCM thắc mắc: Giá trị của váng sữa có bổ dưỡng giống sữa mẹ như quảng cáo trên mạng? Có nên cho trẻ ăn giặm bằng váng sữa?… Chúng tôi ghi nhận ý kiến của các bác sĩ trả lời chung các thắc mắc này.

BS Lê Kim Huệ, trưởng khoa truyền thông – giáo dục sức khoẻ, trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: Váng sữa không thể thay thế sữa mẹ

Tuỳ thuộc cách , sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau. Thông thường, váng sữa được bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và làm lạnh, gọi là váng sữa tự nhiên. Trên thị trường cũng xuất hiện các loại váng sữa nhân tạo, được từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung casein (đạm sữa bò) và đường lactose (đường có trong sữa bò). Thành phần chủ yếu trong váng sữa là chất béo, còn chất đạm, các vitamin và khoáng chất rất thấp.

Vì vậy, cho rằng váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng là không đúng. Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ dưới sáu tháng tuổi cần cho bú mẹ hoàn toàn. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ dùng váng sữa sau thời gian đó để trẻ tốt hơn. Váng sữa không thể thay thế sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như sữa mẹ.

Váng sữa có thành phần chất béo cao, bổ sung nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho trẻ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; trẻ ốm dậy cần nhiều năng lượng. Chỉ nên dùng váng sữa làm bữa phụ, từ 1 – 2 hộp/ngày. Váng sữa không nên dùng cho trẻ dưới sáu tháng tuổi, trẻ bị thừa cân – béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò… Lưu ý, chỉ sử dụng váng sữa như bổ sung cho trẻ; tuỳ mức độ dung nạp ở trẻ mà điều chỉnh lượng dùng. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo cao.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu, trưởng khoa dinh dưỡng, bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM: Váng sữa không phù hợp làm thức ăn giặm

Mục đích của ăn giặm là cung cấp thức ăn đặc hơn, có nhiều đạm, có tinh bột, có nhiều chất sắt để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé ở giai đoạn này. Váng sữa là một chế phẩm của sữa bò tươi, với thành phần chủ yếu là chất béo sữa, có đạm sữa giống trong sữa tươi, có canxi, nhưng có rất ít sắt, như vậy không phù hợp để làm một thức ăn giặm chủ yếu cho bé khi mới tập ăn. Các nhà khoa học khuyến cáo không sử dụng sữa tươi cho trẻ dưới một tuổi vì đạm sữa bò tươi quá nhiều casein gây khó tiêu, quá ít chất sắt nên dùng nhiều có thể gây thiếu máu thiếu sắt và đầy bụng, quá tải thận. Thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến trí của trẻ.

Với bé hoàn toàn mà lên cân tốt, nên cho ăn giặm lúc tròn sáu tháng tuổi, vì như vậy giúp trẻ tận dụng được nguồn sữa mẹ, tránh tiếp xúc với nguồn thức ăn bên ngoài có nguy cơ nhiễm khuẩn và gây dị ứng cao.

Tuy nhiên, với những bé không bú mẹ hoàn toàn, bé đã có nguy cơ nhiễm khuẩn và dị ứng từ khi uống thêm sữa ngoài, việc ăn giặm sẽ được phép trong 17 – 26 tuần tuổi, tuỳ mức độ lên cân của bé (khi tốc độ lên cân giảm là lúc cần ăn giặm). Đây là lúc nguy cơ dị ứng thấp nhất, hệ tiêu hoá đủ trưởng thành và về tâm lý bé thích thú với những cái mới.

Trước và sau thời điểm này đều không tốt vì nguy cơ mắc các bệnh dị ứng (, suyễn…) sẽ cao, và trẻ khó thích nghi với thức ăn giặm. Lúc trẻ khoảng chín tháng trở đi, mới nên cho trẻ dùng các chế phẩm làm từ sữa tươi (yaourt, váng sữa, phômai…) với số lượng hạn chế chủ yếu để thay đổi khẩu vị chứ không thay thế sữa mẹ grain sữa công thức.

Theo Tiếp thị